Hệ hành tinh Ross_128

Bài chi tiết: Ross 128 b

Ross 128 b được phát hiện tháng 7 năm 2017 bằng công cụ HARPS tại Đài thiên văn La Silla ở Chile, bằng cách đo đạc các thay đổi vận tốc xuyên tâm của ngôi sao chủ. Sự tồn tại của nó được xác nhận ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nó là ngoại hành tinh kích thước cỡ Trái Đất gần thứ hai đã biết, sau Proxima b.[29] Người ta tính toán rằng Ross 128 b có khối lượng tối thiểu gấp 1,35 lần Trái Đất và quay trên quỹ đạo xung quanh ngôi sao của nó với khoảng cách gần hơn 20 lần khoảng cách quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, nhưng chỉ nhận bức xạ cao hơn 1,38 lần Trái Đất,[14][30] làm tăng cơ hội giữ lại bầu khí quyển theo thang thời gian địa chất. Ross 128 b là một hành tinh quay gần, với một năm (chu kỳ quay) của nó kéo dài 9,9 ngày.[31][32] Ở khoảng cách gần như vậy từ ngôi sao chủ, hành tinh này rất có thể bị khóa thủy triều, nghĩa là một mặt của hành tinh là ngày vĩnh cửu còn mặt kia chìm trong bóng tối hoàn toàn.[33][34] Phổ độ phân giải cao hồng ngoại gần từ APOGEE đã chứng minh rằng Ross 128 có độ kim loại gần giống như Mặt Trời; vì thế Ross 128 b rất có thể chứa đá và sắt. Ngoài ra, các mô hình gần đây được tạo ra với các dữ liệu này hỗ trợ kết luận rằng Ross 128 b là một "ngoại hành tinh mát trong rìa bên trong của vùng có thể sống được".[17]

Hệ hành tinh Ross 128 [14]
Đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm quỹ đạoĐộ nghiêng quỹ đạoBán kính
b≥ 1,35±0,2 M⊕0,0493±0,00179.8596±0,00560,036±0.092

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ross_128 http://www2.astronomy.com/news/2017/11/a-potential... http://www.solstation.com/stars/ross128.htm http://phl.upr.edu/library/notes/ross128 http://cdsarc.u-strasbg.fr/viz-bin/Cat?cat=III/252... http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=Ros... http://vizier.u-strasbg.fr/viz-bin/VizieR-5?-ref=V... http://vizier.u-strasbg.fr/viz-bin/VizieR-S?Gaia%2... http://www.aanda.org/articles/aa/pdf/2001/44/aah28... //arxiv.org/abs/0707.0464 //arxiv.org/abs/1501.01635